AFK gần như không còn là thuật ngữ xa lạ với hầu hết cộng đồng game thủ chơi game online. Nhưng với những tân binh thì đây sẽ là một cụm từ khá thú vị để tìm hiểu, vì vốn dĩ nó được dùng rất nhiều trong những trận đấu thường ngày.
AFK là gì?
AFK chính là viết tắt của Away From Keyboard dùng để chỉ việc bạn hay một ai khác đã rời khỏi máy tính khi đang chơi các tựa game online. Hành động này còn được gọi các game thủ Việt gọi là “treo máy”.
Thuật ngữ này xuất phát từ các chat room ở năm 1990 và đến nay nó đã trở thành một từ phổ biến được các game thủ thường xuyên sử dụng.
Ngoài ra thuật ngữ này không chỉ được dùng trong game mà còn được sử dụng khi nhiều người làm cùng công việc trực tuyến với nhau.
Nguyên nhân nào dẫn đến AFK?
Việc một người buộc phải rời khỏi máy khi đang trong game là điều vô cùng bình thường và có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
- Chán nản, bực bội khi không thể thắng game nên họ quyết định buông phím bỏ cuộc.
- Có một vài vấn đề cấp bách xảy ra buộc họ phải rời khỏi máy tính.
- Nhắn tin với một người khác trong khi đang chơi game.
- Vừa chơi game vừa đọc truyện tranh hay xem phim.
- Cần giải quyết một vài nhu cầu thiết yếu như đi vệ sinh, ăn uống…
- Ngoài ra các lý do như bị mất kết nối, đường truyền mạng gặp vấn đề, máy bị treo hoặc đơ,…
- Dĩ nhiên là có một số trường hợp bị phụ huynh gank và game thủ buộc phải đứng dậy đi về mà không kịp nói lời chào đồng đội.
Những tác hại do AFK gây ra là gì?
Khi bạn rời khỏi máy tính, tất cả đồng nghiệp của bạn vẫn làm việc và tất cả đồng đội của bạn vẫn đang trong game. Vì vậy việc thiếu đi thành viên có thể gây tới nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Tác hại với công việc nhóm
Việc thiếu người sẽ khiến cho giao tiếp của các thành viên bị gián đoạn, đặc biệt khi người AFK là một nhân vật chủ chốt nắm quyền quyết định vấn đề hoặc có liên đới với các thành viên khác.
Như vậy khi một quyết định không được đưa ra như đáng lẽ nó phải thế, hay một phương án không được chốt thì chắc chắn những người còn lại trong đội nhóm sẽ không biết phải làm gì tiếp theo, rơi vào thế bị động và nhìn chung tiến độ công việc sẽ bị trì trệ.
Ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả chơi game
Các tựa game online thường sẽ có nhiều người tham gia vào một team. Để vượt qua những thử thách hay đánh bại đối thủ, bất kỳ tựa game nào cũng yêu cầu bạn phải phối hợp thật tốt với những người chơi khác.
Đã là game đồng đội thì việc cá nhân một người có thể cân team gần như là chuyện không thể. Vì vậy mỗi thành viên đảm nhận mỗi vai trò khác nhau, đem lại những ưu thế khác nhau cho đội hình, chiến thuật thì mới có hy vọng chiến thắng.
Tuy nhiên, khi một người AFK sẽ làm đội hình thiếu người, chiến thuật bị ảnh hưởng và hầu hết các trường hợp là thua cuộc trong ức chế. Nhất là các ván đấu có thế trận sát sao, những người chơi còn lại sẽ rất bực tức khi thua game chỉ vì lý do thiếu người.
Đó chính là lý do tại sao, các game thủ lại ghét những người thường xuyên treo máy và họ sẵn sàng report nếu ai đó có hành vi AFK.
Hình phạt dành cho hành vi AFK
Nói đến các tựa game esport mang tính cạnh tranh cao, AFK gần như là một hành động khó chấp nhận và khiến trò chơi mất đi tính công bằng cũng như sự kịch tính.
Các nhà phát hành cũng vì thế mà luôn đặt ra những hình phạt cứng rắn đối với những AFK-er. Tất cả các động thái này nhằm răn đe game thủ và hạn chế tình trạng cố tình treo máy để phá game.
Hình phạt trong Dota 2
Nổi tiếng là tựa game có một cộng đồng chất lượng nhưng cũng không kém phần toxic thượng đẳng, chuyện một ai đó AFK gần như là một việc hết sức bình thường ở Dota 2. Chỉ cần một lời nói vô ý hay một pha xử lý bất cẩn, bạn có thể rơi vào thế 4 vs 5 bất cứ lúc nào.
Vì vậy ở Dota 2 có một hình phạt mang tên Low Priority dành cho những ai cố tình treo máy để phá game, thường xuyên chửi bới và có nhiều hành vi tiêu cực.
Dính phải Low Priority giống như bạn bị tước đi hết mọi “quyền công dân trong xã hội” như:
- Thời gian tìm trận lâu hơn.
- Phải chơi game chung với những người bị dính Low Priority khác và gặp gỡ những người còn toxic hơn cả bạn.
- Phải chơi chế độ Single Draft (chỉ cho phép bạn chọn 1 trong 3 hero ngẫu nhiên) trong vòng 3-5 ván.
- Không có thưởng rơi đồ sau khi kết thúc ván đấu.
Hình phạt trong Liên Minh Huyền Thoại
Ở Liên Minh Huyền Thoại, mọi thứ có vẻ nhẹ nhàng hơn nhiều dành cho những người thích treo máy. Tuy nhiên có vẻ Riot Game tử tế hơn Valve khi còn gửi thư cảnh báo cho game thủ để cho họ cơ hội sửa sai.
Nếu kẻ phạm tội vẫn u mê bất ngộ thì họ sẽ bị đưa vào một hàng chờ. Trong hàng chờ này, việc tìm trận của người vi phạm sẽ kéo dài hơn và con số này sẽ tăng dần nếu bạn vẫn cứ chứng nào tật nấy.
Dĩ nhiên tình trạng treo máy rồi đi đâu đó vẫn diễn ra vô cùng thường xuyên trong Liên Minh. Có lẽ như chế tài của Riot vẫn chưa quá mạnh tay như ý kiến của nhiều người nhận định.
Hình phạt trong PUBG và PUBG Mobile
Có thể nói việc treo máy trong PUBG không đem tới quá nhiều ảnh hưởng so với các tựa game khác, vì số lượng người trong một team không phải là yếu tố tiên quyết làm nên chiến thắng trong tựa game sinh tồn này.
Dù vậy việc treo máy cũng có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định. Chính vì vậy nhà phát hành PUBG đã quyết định đưa ra hình thức phạt khóa tài khoản một thời gian với những ai thường xuyên treo máy. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể chơi game trong vài ngày, vài tuần. Có thể nói cách làm của PUBG khá là mạnh tay với các trường hợp của các AFK-er.
Trên đây là tất những thông tin về AFK mà TinhayVIP đã tổng hợp lại đến bạn đọc. Từ góc độ này bạn sẽ hiểu rõ vì sao lại xảy ra tình trạng treo máy cũng như tác hại của nó đến với người chơi. Làm gì thì làm, đừng trở thành một AFK-er bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm: