Hầu như ai trong chúng ta cũng đã nghe nhắc đến từ xàm đâu đó trong cuộc sống hằng ngày. Từ này có gì đặc biệt mà người ta sử dụng nhiều đến vậy? Cùng TinhayVIP tìm hiểu ý nghĩa của nó trong bài viết dưới đây nhé!
Xàm nghĩa là gì?
Xàm là cách nói của người miền Nam để chỉ những điều nhảm nhí, nhạt nhẽo và không có ý nghĩa, mục đích. Đây là một từ xuất hiện trên mạng xã hội đã từ rất lâu chứ không phải mới đây.
Nói xàm cũng đồng nghĩa như nói chuyện nhảm, nói tào lao, tán chuyện không có mục đích mà cốt là để cho vui.
Tuy nhiên, từ này đa phần thường được dùng để biểu thị sự chán ngán trong hai trường hợp sau đây:
- Diễn tả sự quen thuộc, lặp đi lặp lại liên tục: Trong trường hợp này nó có ý nghĩa thể hiện cảm xúc chán chường, chán ngấy với câu chuyện của người khác được lặp lại quá nhiều lần.
- Diễn tả sự khinh thường, nhạt nhẽo: Đối với trường hợp câu chuyện được kể quá nhạt nhẽo, vô vị, không có gì hấp dẫn. Cảm xúc được thể hiện là không quan tâm, khinh thường.
Nên hiểu từ xàm trên mạng xã hội như thế nào cho đúng?
Không chỉ là một cụm từ được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, “xàm” còn được sử dụng với tần suất dày đặc trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… Vậy thì chúng ta cần hiểu nghĩa của trường hợp này như thế nào?
Đối với giới trẻ, từ này thường may ý chê bai những hành động, hay câu chuyện, lời nói hay các hình chế meme của người khác nếu chúng vớ vẩn, tào lao hay khiến cho họ cảm thấy khó chịu.
Vì vậy, tùy theo từng hoàn cảnh trong cuộc giao tiếp mà từ này có những ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung từ này vẫn dùng để đó là thể hiện tính chất vô nghĩa của câu chuyện mà người khác kể.
Nhận xét người khác là nói nhảm có tốt không?
Thực sự không ai mong muốn mình bị coi là người nói chuyện vô vị cả. Chắc chắn khi đang hăng say kể câu chuyện của mình mà bị người khác chê là nhảm nhí. Người đó sẽ cảm thấy ngượng ngùng, có thể xấu hổ nữa đó. Vì vậy, chúng ta nên sử dụng những câu từ khéo léo hơn để nhận xét về người khác.
Xàm như thế nào được coi là tốt?
Những câu chuyện nhảm nhí và có phần vô nghĩa nhưng lại đem tới cho mọi người niềm vui, tiếng cười hay đơn thuần là để giết thời gian. Đây có thể coi là mặt tốt nhất của việc tán dóc trên trời dưới biển. Ít nhất những câu chuyện vô thưởng vô phạt này giúp phá tan bầu không khí im lặng và cho mọi người cơ hội để có thể giao tiếp với nhau dễ dàng hơn trong những cuộc hẹn.
Một số từ đồng nghĩa với từ xàm
Dưới đây một số từ sau đây đồng nghĩa với “xàm” mà chúng ta thường thấy được sử dụng rộng rãi:
- Tào lao: Ám chỉ sự thiếu nghiêm túc, đứng đắn, vô bổ và không có gì vui. Nhiều người còn nói “tào lao bí đao” để tăng tính hài hước nhưng nó cũng mang một ý nghĩa như vậy.
- Vớ vẩn: Hoặc vớ va vớ vẩn nhằm nhấn mạnh thái độ chế giễu hơn.
- Nhạt toẹt/Thiếu muối: Thể hiện sự giao tiếp chả có gì hài hước, chán ngắt và buồn tẻ.
- Điên khùng: Cụm từ bộc lộ sự bực bội đối với hành động, lời nói khó hiểu, không có ý nghĩa hay có thể gây phản cảm của người khác đối với mình.
Những từ ghép với từ “Xàm”
Từ “xàm” thường không được gen Z sử dụng đứng độc lập mà còn ghép với những từ khác để tăng độ hài hước và cảm xúc trong từng câu nói.
- Xàm le: Quá nhạt nhẽo mà còn thích đi thể hiện.
- Xàm xí: Những điều vớ vẩn bắt chước theo người khác mà không hài hước chút nào, chỉ có thừa thãi.
- Xàm cứt: Vừa mang tính phẫn nộ vừa mang tính chửi bậy.
Quả thực tiếng Việt của chúng ta rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý trong sử dụng từ xàm cũng như các từ đồng nghĩa của nó trong giao tiếp hàng ngày, để tránh gây hiểu lầm không đáng có với những người xung quanh.
Có thể bạn quan tâm: