Chằm zn là gì? Tại sao ngôn ngữ này lại viral đến thế? Nếu như bạn là người thuộc thế hệ Gen Z hay đơn thuần là một con nghiện mạng xã hội thì bạn không nên bỏ qua bài viết này.
Chằm zn nghĩa là gì?
Chằm zn là cách đọc lóng của từ trầm cảm, được rất nhiều Gen Z sử dụng. Trong đó “chằm” theo phát âm của người miền Nam gần giống với chữ trầm, còn Zn là ký hiệu hóa học của nguyên tố kẽm. Sự biến đổi của cụm từ này cụ thể như sau: Trầm Cảm -> Chằm Kẽm -> Chằm Zn.
Chính bởi cách viết rất khác biệt này đã tạo nên sự thú vị cho ngôn ngữ cũng như cách dùng từ, nhưng cũng vì thế nên nhiều người không hiểu được ý nghĩa của từ này là gì.
Đây là cụm từ thể hiện sự châm biếm một cách hài hước, hoặc bộc lộ sự bất lực, mệt mỏi của chính bản thân mình. Để giảm bớt đi sắc thái tiêu cực của từ trầm cảm thì Chằm Kẽm ra đời.
Một số ví dụ như:
- Cảm thấy rất mệt mỏi khi nghe xong một vấn đề nào đó: “Thực sự nghe xong muốn Chằm Zn luôn đó trời ơi”.
- Hôm nay thi cuối kỳ nhưng chưa ôn bài: “Chằm Kẽm mất thôi!”
Nguồn gốc ra đời của Chằm Zn
Chằm kẽm được xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 6/2/2021 trên Fanpage của Hội những người lười tại Việt Nam, nội dung bài đăng là “Con chằm Zn, con chằm Zn lắm mẹ à” lấy cảm hứng từ lời trong bài hát Con Nhớ Nhà Lắm: “con mệt lắm, con mệt mỏi lắm mẹ à”.
Tiếp sau đó, cách sử dụng này đã được rất nhiều các bạn trẻ hưởng ứng, sự ủng hộ của cư dân mạng, từ đó khiến những content sử dụng từ này ngày một nhiều hơn.
Tại sao Chằm Zn hay Trầm Zn lại viral?
Theo rất nhiều cuộc khảo sát thì 9/10 người thuộc thế hệ Z đã nói rằng mình đã có những trải nghiệm khủng hoảng về tâm lý cũng như thế chất. Họ phải chịu áp lực tâm lý nặng nề về sự ổn định tài chính, triển vọng nghề nghiệp, vì vậy họ vô cùng dễ bị căng thẳng hay lo âu.
Chính bởi những trạng thái tâm ý đó, mặc dù chưa phải là mắc bệnh trầm cảm nhưng Gen Z vẫn sử dụng từ Chầm Kẽm rất nhiều, để thể hiện sự hài hước trong câu nói và giảm bớt sự nặng nề của căn bệnh trầm cảm.
Mặc dù đây là một từ lóng nhận được rất nhiều sự hưởng ứng từ giới trẻ, tuy nhiên chúng ta cũng nên nhìn nhận lại và tiết chế bớt. Hãy dùng từ này đúng lúc đúng chỗ để tránh gây ra những hiểu lầm, giúp người xung quanh có cái nhìn nghiêm túc hơn về chứng trầm cảm.
Tại sao Thế hệ Z lại dễ gặp vấn đề tâm lý đến thế?
Gen Z là thế hệ những bạn trẻ có năm sinh từ 1997 đến 2021. Trên thực tế, so với những thế hệ đi trước thì thế hệ Z thường dễ gặp phải những tổn thương về tâm lý hơn, để giải thích cho điều này, hãy cùng tìm hiểu những lý do sau:
Gen Z bị kỳ vọng nhiều từ gia đình
Thế hệ Ông bà, Bố mẹ của chúng ta thường phải chịu nhiều đả kích do chiến tranh, nghèo đói… họ thường phải sống trong tư tưởng luôn cố gắng và phấn đấu hết mình để thoát khỏi những cơ cực, nghèo nàn.
Chính vì vậy, tư tưởng của thế hệ ông bà, cha mẹ của Gen Z thường có rất nhiều kỳ vọng vào con cái ở thế hệ sống trong hòa bình và kinh tế thị trường này. Chính bởi sự kỳ vọng quá nhiều đó dẫn đến thế hệ Z thường rất bị áp lực.
Sự bùng nổ của mạng xã hội
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị lo âu quá mức hoặc mắc phải chứng trầm cảm ở giới trẻ do sử dụng mạng xã hội quá nhiều đang ngày một tăng lên.
Họ có thể là một trap boy, trap girl hay e-boy, e-girl hoặc là bất kỳ ai tùy thích khi ở trên mạng xã hội. Nhưng bên ngoài thực tế cuộc sống đôi khi phũ phàng hơn rất nhiều, họ không thể sống theo ý thích của mình khiến cho thế hệ Z trở nên căng thẳng.
Tương lai không chắc chắn
Tương lai của thế hệ Z có rất khó đoán định, có rất nhiều sự không chắc chắn về tương lai, vật chất cũng như sự nghiệp… khiến cho tâm lý của Gen Z ngày một trở nên sợ hãi hơn.
Hy vọng với những chia sẻ của bài viết về ý nghĩa của Chằm Zn bạn sẽ hiểu rõ hơn về thuật ngữ này. Đồng thời cũng có cái nhìn cảm thông hơn dành cho những bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z và những vấn đề họ đang gặp phải.
Có thể bạn quan tâm: