Xỏ khuyên mũi giờ đây không chỉ là một phong trào của giới trẻ mà nó dường như đã trở thành một phong cách thẩm mỹ. Ngoài xoay quanh vấn đề về cái đẹp thì những lưu ý khi xỏ khuyên mũi cũng hết sức cần lưu tâm. Cùng Tinhayvip.com ghi lại những lưu ý về cách làm đẹp này trong bài viết bên dưới nhé.
Xỏ khuyên mũi là gì?
Xỏ khuyên mũi là một hình thức làm đẹp sử dụng phụ kiện là chiếc khuyên gắn lên vành mũi giúp tạo thêm điểm nhấn cho khuôn mặt. Xỏ khuyên mũi ngày nay trở nên khá phổ biến và thường được giới trẻ và những người yêu thích nghệ thuật xăm mình, thẩm mỹ… Sử dụng để tăng thêm sự phá cách, sự “ngầu” đầy cá tính cho bản thân.
Các kiểu xỏ khuyên mũi
Xỏ khuyên mũi Septum
Kiểu xỏ khuyên mũi này sẽ khiến bạn liên tưởng tới những chú bò tót hay Ngưu Ma Vương trong Tây Du Ký khi mà vị trí xỏ khuyên cơ bản là phần vách ngăn giữa hai lỗ mũi. Khuyên dùng để xỏ ở vị trí này thường có kích thước lớn hơn, kiểu xỏ khuyên mũi này phù hợp với những người muốn thể hiện bản thân một cách táo bạo, mạnh mẽ và xen chút nổi loạn.
Xỏ khuyên mũi Nostril
Nostril là kiểu xỏ mũi ở vị trí cánh mũi, có thể là ở đầu cánh mũi theo vòm cung của cánh mũi hoặc ở vị trí cánh mũi phía trên gần với sống mũi. Xỏ khuyên kiểu Nostril cho phép bạn xỏ một lúc nhiều khuyên và tạo điểm nhấn trên khuôn mặt một cách nhẹ nhàng, tinh tế.
6 lưu ý khi xỏ khuyên mũi
Việc làm đẹp bằng cách xỏ khuyên mũi có nhiều lợi điểm tuy nhiên trong quá trình thực hiện hoặc sau khi hoàn thành có thể xảy ra một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ mà bạn cần phải lưu tâm.
1. Kích cỡ khuyên mũi
Kích cỡ mũi của mỗi người là khác nhau vì vậy khuyên mũi cũng theo đó mà được sản xuất ra nhiều kích thước cũng như kiểu dáng khác nhau. Cần chọn loại khuyên mũi “vừa tầm” với cánh mũi của bạn, một chiếc mũi nhỏ nhắn của nữ có thể chọn loại khuyên mũi 1 chiều xỏ theo kiểu Nostril đã đề cập ở trên. Hoặc nếu bạn là nam hay người có cá tính mạnh mẽ, táo bạo có thể lựa chọn loại khuyên “hầm hố” hơn và xỏ theo kiểu Septum.
Tùy thuộc vào mục đích, sở thích và tính thẩm mỹ của mỗi người mà có thể chọn kích thước, kiểu xỏ cũng như hình dạng của khuyên mũi khác nhau.
2. Chất liệu khuyên mũi
Một chiếc khuyên mũi có giá thành thấp, không rõ nguồn gốc hay bạn hoàn toàn không biết chúng được làm từ chất liệu gì thì tuyệt đối không nên gắn chúng lên cơ thể, đặc biệt ở vị trí mũi rất quan trọng trên khuôn mặt.
Nên chọn loại khuyên được làm từ kim loại được dùng trong y tế, hoặc có thể là bạc, vàng… Khuyên mũi cùng tương tự như các loại phụ kiện như bông tai, nhẫn vì vậy chọn các trang sức đắt tiền cũng giúp tôn lên sự đẳng cấp và quyền uy của bạn.
3. Đeo khuyên mũi
Đeo khuyên mũi đúng cách sau khi xỏ cũng là một phần quan trọng trong các lưu ý khi xỏ khuyên mũi. Bạn cần giữ khuyên mũi ở vị trí lỗ xỏ đến khi vết thương lành hẳn. Hạn chế tối đa việc tháo ra thường xuyên để tránh việc lỗ xỏ bị liền lại.
Khi vết thương đã lành hẳn thì lỗ xỏ sẽ rất khó để liền lại hoặc có thể sẽ không liền lại nữa và bạn có thể thoải mái gỡ khuyên theo ý muốn và thay đổi các kiểu dáng tùy thích. Việc bảo vệ vị trí xỏ khuyên tránh vướng víu vào tóc, quần áo, chăn gối lúc ngủ cũng hết sức cần thiết, nên băng bó vết thương đến khi chúng lành hẳn. Khi lỗ xỏ khuyên đã lành bạn có thể tháo rời để ngủ, tắm một cách thoải mái.
4. Vệ sinh khi xỏ khuyên mũi
Việc vệ sinh vị trí xỏ khuyên cũng như các dụng cụ để thực hiện quá trình xỏ khuyên dù là ở nhà hay tại cơ sở chuyên môn thì đều là cần thiết.
Sẽ khá đau khi quá trình bấm lỗ bắt đầu, bạn sẽ được gắn khuyên mũi ngay sau đó và được vệ sinh lại vết thương. Cơn đau sẽ tiếp diễn khoảng 1 tuần sau, bạn cần băng bó, che đậy vị trí bấm lỗ cẩn thận khói các va đập, vướng xíu và bụi bẩn có thể gây rách mũi và nhiễm trùng vết thương.
Thường xuyên vệ sinh vết thương và vị trí xung quanh bằng nước ấm sạch, nước muối loãng cho đến khi lành hẳn.
5. Chọn cơ sở uy tín
Nên chọn các cơ sở uy tín, có chuyên môn sâu về bấm khuyên mũi sẽ giúp bạn giảm thiểu được những rủi ro không đáng có khi đi xỏ khuyên mũi. Có thể tìm các cơ sở này qua những lời giới thiệu của bạn bè, chỗ thân quen, những người đã từng xỏ khuyên mũi thành công, an toàn và đẹp. Hoặc có thể tham khảo qua các nguồn đánh giá trên các kênh review…
6. Sai lầm sau khi xỏ khuyên mũi
Nhiều người truyền tai nhau rằng nên kiêng ăn các thức ăn nhiều đạm như thịt bò, cá ngừ, gà… Vì có thể gây ngứa, lồi thịt tại vị trí xỏ khuyên. Điều này là hoàn toàn sai khoa học, việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương, ngoài ra còn giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, khả năng kháng viêm tốt tránh các trường hợp nhiễm trùng vết thương.
Rửa vết thương quá nhiều cũng là một sai lầm nhiều người mắc phải, rửa vết thương tối đa 2 – 3 lần một ngày là phù hợp, việc rửa quá thường xuyên sẽ khiến vị trí xỏ khuyên lâu lành thậm chí là gây bết thịt, viêm nhiễm.
Hạn chế đi tắm hồ bơi hoặc để nước bẩn, nước mưa tiếp xúc lên vị trí bấm lỗ sẽ có thể dẫn đến các hiện tượng ngứa ngáy vết thương, nhiễm trùng.
Trong thời gian vết thương chưa lành hẳn, hạn chế tối đa để các hóa chất như mỹ phẩm dưỡng da, phấn trang điểm tiếp xúc trực tiếp với vết thương sẽ khiến chúng lâu lành và bị các vấn đề về nhiễm độc.
Có thể thấy xỏ khuyên mũi không còn là điều dị hợm hay quá xa lạ gì trong cuộc sống hiện đại, tự do ngày nay. Tuy nhiên, cũng cần phải có những kiến thức nhất định trước khi thực hiện những vấn đề liên quan đến khuôn mặt và sức khỏe của bản thân.