Những creepypasta rất đáng sợ, nhưng chính vì vậy mà chúng mới thu hút được đông đảo những người đọc và theo dõi. Từ đó những tựa game lấy tý tưởng từ creepypasta ra đời và thu hút vô số game thủ. Sau đây sẽ là top game thuộc thể loại này do TinhayVIP tổng hợp mà bạn không nên bỏ qua.
Control – Siêu phẩm game creepypasta từ nhà phát triển Quantum Break
Được sản xuất vào năm 2020 bởi Remedy Entertainment, là studio được đã tạo ra hai series Alan Wake và Quantum Break, do đó ta có thể hoàn toàn tin tưởng rằng Control là một tựa game hay.
Trong game, bạn sẽ được hóa thân vào một cô gái và đi khám phá những trụ sở giam giữ và xử lý những SCP – những sinh vật siêu nhiên. Bạn sẽ gặp vô vàn những hiện tượng không thể giải thích từ những sinh vật vô cùng đáng sợ này.
Nếu bạn chưa biết thì tổ chức SCP, hay Special Containments Procedures, được gọi tên tiếng Việt là Quy Trình Quản Thúc Cá Biệt. Đây là một creepypasta được xây dựng dựa trên trang web SCP, nơi hồ sơ của những sinh vật vượt tầm hiểu biết của nhân loại được lưu trữ và mỗi SCP đều được đánh một số riêng cũng như xếp hạng loại mức nguy hiểm.
Không ai có thể biết rằng tổ chức này có thật hay những SCP kia có tồn tại không, nhưng chính vì sự mơ hồ và không chắc chắn này đã khiến SCP đến tận bây giờ vẫn là một creepypasta được yêu thích và cập nhật liên tục.
Slender Man: Eight Pages – Chạy trốn khỏi nhân vật hot nhất của thể loại creepypasta
Slender Man thì lại quá nổi tiếng. Sinh vật cao trên 2m cùng chân tay dài lòng thòng được sáng tạo dựa trên một creepypasta được lan truyền trên Internet. Nó phổ biến đến nỗi nó thậm chí còn được đem ra làm phim hoặc làm game. Và Slender Man: Eight Pages là một ví dụ.
Trong tựa game này, bạn sẽ đóng vai một người đang bị Slender Man truy lùng và việc bạn cần làm là cố gắng thu nhập 8 tờ giấy càng sớm càng tốt. Bạn cũng cần phải chạy trốn khỏi Slender Man và cố gắng để sống sót tới cuối màn chơi.
Game sẽ là lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn hoảng hồn vì những cú jumpscare giật ngược ra sau ghế, nhất là trong khi bạn đang cố gắng tìm nốt 1 hoặc 2 tờ giấy cuối cùng. Nghe thì có vẻ dễ đấy, nhưng không đâu, bạn cứ thử tưởng tượng Slender Man – cái sinh vật loằn ngoằn ấy lẩn quẩn khắp nơi và bạn có thể bị bắt bất cứ lúc nào xem. Cảm giác thật sự căng thẳng và chẳng hề dễ chịu tẹo nào.
Polybius
Đây là một tựa game lấy cảm hứng từ một câu chuyện rất lâu về trước, thời mà game thùng còn đang là một đế chế hùng mạnh. Câu chuyện này kể về những game thùng có khả năng khiến người chơi bị đau đầu, mất trí nhớ hay thậm chí là bị co giật. Và đến một ngày, chiếc máy chơi game tự nhiên biến mất khỏi trung tâm trò chơi mà không ai biết là tại sao cả.
Sau khi những creepypasta về nó được lan truyền liên tục trên mạng thì đến năm 2017, nhà lập trình game Jeff Minter cho ra mắt phiên bản game Polybius của chính mình với mục đích hóa giải những nghi ngờ vấn cho câu chuyện trên.
Và giờ ta có tựa game Polybius. Đây là một tựa game đáng chơi với đồ họa hút mắt sẽ đưa bạn sống lại bầu không khí của thế kỉ trước, một quá khứ mà chỉ có trong những suy nghĩ hoài cổ.
The Uncle Who Works For Nintendo
The Uncle Who Works For Nintendo là một nói đùa chuyện nổi tiếng vào những năm mà khi Internet còn chưa phổ biến và những tựa game của Nintendo là một phần không thể thiếu của những đứa trẻ ngày ấy.
Việc bạn có người nhà làm trong Nintendo sẽ giúp bạn lấy được những thông tin đáng mơ ước, ví dụ như cách thu phục được Mew trong Pokemon chẳng hạn. Vào thời đó thì đây là một điều đáng tự hào.
Tuy đây không phải là một creepypasta, nhưng The Uncle Who Works For Nintendo lấy cảm hứng từ trò đùa trên. Nhà phát triển rất biết cách thu thập thông tin về nó và mix chúng với nhau để tạo ra tựa game siêu hay.
Game không có nhiều ma quỷ hay những thứ thường kì quái thấy ở những tựa game kinh dị khác, nhưng màu sắc có phần u ám cùng những cử chỉ point and click của game đã dần dần xây dựng nỗi sợ sâu bên trong người chơi.
Bối cảnh trong game là một ngày khi nhân vật chính sang nhà bạn chơi và bị bắt phải làm theo những yêu cầu trong game. Liệu bạn có muốn ở lại căn nhà ấy và tiếp tục trò chơi không? Hay bạn sẽ gọi điện cho ba mẹ bạn đề được về lại căn nhà yêu thương của mình?
Pony Island
Pony Island được lấy cảm hứng từ những creepypasta mà bạn sẽ bị kéo vào thế giới trong các thùng game arcade kiểu cũ.
Những câu chuyện bị kéo vào máy game đã từng rất nổi tiếng và có nhiều những giả thuyết xoay quanh nó. Bởi vậy, cũng đã có nhiều tựa game, phim ảnh hay tiểu thuyết lấy ý tưởng từ chủ đề này và Pony Island là một ví dụ tiêu biểu.
Trong Pony Island, bạn sẽ bị kéo vào thế giới game bởi những lỗi. Và nhiệm vụ của bạn là tìm cách sửa lỗi game cũng như tìm lối thoát khỏi thế giới game đấy. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng sẽ thế nào nếu tựa game này được tạo ra bởi quỷ dữ? Trải nghiệm của game rất ổn khiến bạn muốn hoàn thành mọi nhiệm vụ chỉ trong một lần chơi.
Five Night At Freddy’s
Cuối cùng, không thể nào thiếu được trò chơi này trong danh sách những tựa game creepypasta hay nhất, đó chính là Five Night At Freddy’s.
Được sáng tạo và sản xuất bởi Scott Cawthon vào năm 2014, cho đến nay tựa game có 6 phần game chính và hàng loạt phần game fanmade. FNAF đã thành công trong việc xây dựng riêng cho mình một vũ trụ khi các phần game liên quan mật thiết đến nhau và tạo nên cốt truyện tổng thể vô cùng lôi cuốn.
Trong Five Night At Freddy’s, bạn sẽ trở thành một người gác đêm và cố gắng để sinh tồn cho đến sáng hôm sau. Nơi bạn canh gác đầy rẫy những con animatronic và chúng sẽ săn đuổi hòng lấy mạng bạn. Những gì bạn có thể làm là quan sát, đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và cố để không bị bắt.
Game chứa đầy những cú jumpscare nhưng lại không hề nhàm chán mà được sắp xếp rất hợp lý khiến cho trải nghiệm của game trở nên thú vị, lôi cuốn nhưng cũng đáng sợ hơn rất nhiều.
Trên đây là những tựa game creepypasta mà các bạn không thể bỏ lỡ. Mặc dù đem lại những trải nghiệm kinh dị, những cú jumpscare giật bắn người hay không khí đáng sợ thì những tựa game này vẫn luôn thu hút được một lượng người chơi nhất định. Thậm chí còn có những tựa game đã khẳng định được một thương hiệu riêng cho mình.
Có thể bạn quan tâm: