Khái niệm FPS là gì có lẽ không còn quá xa lạ với nhiều game thủ. Tuy nhiên FPS ảnh hưởng như thế nào tới trải nghiệm game? Lý do vì sao cấu hình máy cao mà vẫn bị rớt FPS? Tất cả đều là những câu hỏi mà không phải game thủ nào cũng trả lời được. Hãy để TinhayVIP giải đáp cho bạn qua bài viết ngày hôm nay!
FPS là gì?
FPS là viết tắt của cụm từ Frames per second, nghĩ là số khung hình mỗi giây. Nói một cách dễ hiểu FPS chính là thước đo số lượng khung hình mà máy tính có thể xử lý trong vòng 1 giây. Việc xử lý các hình ảnh này sẽ do GPU (bộ xử lý đồ họa) đảm nhận và kết xuất để có thể hiển thị trên màn hình máy tính.
Vậy mục đích ra đời của FPS là gì? Nếu chỉ số FPS càng cao thì đồng nghĩa với việc GPU có thể xử lý được càng nhiều khung hình trong một giây và đảm bảo những khung hình đó đều được hiển thị đầy đủ.
Hãy tưởng tượng mỗi 10 giây thời lượng video sẽ có vô số khung hình. Nếu FPS càng cao thì tức là các khung hình được xử lý trong một giây sẽ nhiều hơn vì thế hình ảnh của video sẽ hiển thị một cách mượt mà hơn.
Những mức chuẩn của FPS là gì?
Tùy thuộc vào độ xịn sò mà các GPU sẽ có khả năng xử lý số lượng khung hình trên 1s khác nhau. Tuy nhiên để giúp người chơi dễ dàng lựa chọn GPU phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính đã có quy định về các mức chuẩn cho FPS.
30 FPS
Đây là mức trần thấp nhất và được đánh giá chấp nhận được. Mức này thường xuất hiện ở các video clip thông thường, các tựa game console hay game PC có cấu hình thấp. Dưới mức 30 FPS, đặc biệt là từ 20 trở xuống thì hình ảnh sẽ có hiện tượng giật lag rất khó chịu.
60 FPS
Đây là mức FPS chuẩn nhất hiện nay. Bạn sẽ cảm thấy hình ảnh game mượt mà hơn so với mức 30 FPS. Với các tựa game có cấu hình tầm trung như Liên Minh Huyền Thoại thì 60 FPS là một con số khá tốt.
Nhưng nếu bạn là một game thủ yêu thích những tựa game bắn súng hay trò chơi có cấu hình nặng thì 60FPS không hẳn là một lựa chọn thích hợp vì thi thoảng sẽ có những hiện tượng giật lag nhẹ gây ảnh hưởng tới trải nghiệm game của bạn.
120 FPS
Đây là mức FPS tối ưu dành cho các tựa game đòi hỏi cấu hình cao hay game bắn súng như PUBG, CS:GO, CoD,… Nếu bạn lên đời 120 FPS từ một chiếc máy 60 FPS thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt về chất lượng đồ họa, độ mượt mà và sắc nét của hình ảnh.
Mức 120 FPS cũng chính là mức chuẩn cho máy tính được dùng trong thi đấu thể thao điện tử hay để cho các game thủ chuyên nghiệp luyện tập.
240 FPS
Đây chính là tốc độ xử lý khung hình cao nhất hiện nay. Dĩ nhiên trên lý thuyết thì hình ảnh ở mức 240 FPS sẽ mượt mà hơn so với 120 FPS, nhưng trên thực tế thì mắt người sẽ khó có thể cảm nhận sự khác biệt giữa 2 mức này. Dù vậy với nhiều game thủ mức 240 FPS vẫn là một con số đáng mơ ước.
Khi bạn đã hiểu được các mức chuẩn cho FPS là gì, TinhayVIP tin rằng bạn có thể cân nhắc lựa chọn cho mình một chiếc máy tính từ 60 FPS đến 120 FPS để có được những trải nghiệm về mặt hình ảnh tốt nhất. Dĩ nhiên nếu bạn có đủ điều kiện thì việc “đánh đu” lên mức 240 FPS cũng là một sự lựa chọn không hề tồi vì suy cho cùng tất cả đều nhằm mục đích phụ vụ cho bạn có những trải nghiệm tốt hơn.
Những yếu tố ảnh hưởng tới FPS là gì?
Không phải cứ card đồ họa mạnh thì bạn sẽ mức FPS cao chót vót, có trải nghiệm hình ảnh mượt mà như tưởng tượng. Sự tương thích về mặt công nghệ cũng rất quan trọng. Một thói quen đáng buồn của đa số game thủ Việt là không nắm rõ cách build một dàn máy tính đúng chuẩn hay tìm hiểu thêm về những yếu tố ảnh hưởng tới FPS là gì mà chỉ chăm chăm vào một số linh kiện khủng.
Ví dụ bạn có một chiếc card đồ họa thuộc dạng đắt đỏ nhất, xịn sò nhất trên thị trường nhưng lại sử dụng main hay chip lỗi thời thì trong quá trình hoạt động sẽ gây ra một số tình trạng lỗi như nghẽn cổ chai.
Vì vậy đòi hỏi những linh kiện lắp ráp của bạn phải tương thích, cấu hình máy tính phải được tối ưu ở mức tốt nhất để đảm bảo khai thác triệt để hiệu năng của dàn PC.
Card đồ họa và CPU
Đây chính là 2 yếu tố chủ chốt quyết định FPS của bạn sẽ cao hay thấp.
Card đồ họa sẽ đảm nhiệm phần chất lượng hình ảnh, card đồ họa càng mạnh thì hình ảnh cho ra sẽ càng chân thật và sắc nét.
Trong khi đó CPU sẽ nhận vai trò xử lý các hiệu ứng hình ảnh ví dụ như hiệu ứng khói lửa, ánh sáng, sấm sét,… Hầu hết máy bị tình trạng FPS thấp đều là do CPU hoặc GPU đã quá cũ quá yếu, không còn đáp ứng cấu hình của các tựa game mới hiện nay.
Màn hình
Màn hình là một trong những nhân tố khác ảnh hưởng trực tiếp tới mức FPS của bạn vì đây là nơi hiển thị hình ảnh, cho bạn thấy kết quả trích xuất hình ảnh cuối cùng. Vì vậy nếu tần số quét của màn hình quá thấp thì việc bạn build cấu hình xịn đến đâu cũng sẽ là vô tác dụng.
Tần số quét chuẩn của các màn hình hiện nay là từ 60 – 75 Hz điều này đồng nghĩa là màn hình của bạn chỉ hiển thị được 60 – 75 khung hình mỗi giây. Vậy dù bạn có được mức 120 FPS hay 240 FPS thì cũng chỉ là vô nghĩa vì màn hình chỉ hiển thị được bấy nhiêu đó khung hình.
Cho nên nếu bạn đã build một dàn máy với cấu hình khủng thì tần số quét của màn hình cũng phải tương xứng. Hãy cân nhắc đầu tư một chiếc màn hình với tần số quét 144Hz như vậy bạn vừa có thể trải nghiệm những tựa game thông thường vừa có thể thỏa sức bắt trọn từng khung hình di chuyển của các siêu phẩm game bắn súng góc nhìn thứ nhất như CSGO, PUBG…
RAM
Mặc dù RAM không có vai trò trong việc xử lý đồ họa, nhưng một cây RAM đủ mạnh sẽ giúp máy tính bạn tăng tốc độ tải các chi tiết hình ảnh trong game. RAM càng mạnh thì việc tải hình ảnh sẽ càng nhanh chóng, trơn tru và mượt mà hơn.
Hầu hết các tựa game AAA ngày nay đều đòi hỏi máy tính hay laptop chơi game sở hữu dung lượng RAM cực lớn.
Hiện nay, một chiếc máy tính chơi game tốt phải sở hữu cây RAM có dung lượng 16GB mới đủ đáp ứng yêu cầu của người chơi. Mức RAM 8G chỉ là mức chấp nhận được với những tựa game như LMHT, Dota 2,… Trong khi đó nếu bạn muốn một chiếc máy đáp ứng nhu cầu chơi game lâu dài thì RAM của nó phải nằm ở mức 32GB đảm bảo cân tốt những siêu phẩm sắp ra mắt trong những năm tới.
Trên đây TinhayVIP đã giải đáp toàn bộ những câu hỏi về FPS là gì, các mức chuẩn của FPS và cách build cùng với một dàn PC sở hữu FPS cao. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để lựa chọn cho mình một dàn PC phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: