Trang chủHóngVụ “xác chết loã thể trên núi Hoam”: Hung thủ dửng dưng...

Vụ “xác chết loã thể trên núi Hoam”: Hung thủ dửng dưng chụp 21 tấm ảnh trong lúc nạn nhân đau đớn chờ chết

Trong lúc nạn nhân trải qua những giờ phút cuối đời đầy đau đớn, hung thủ thản nhiên chọn từng góc máy để ghi lại bộ ảnh để đời của hắn để tôn vinh “vẻ đẹp của cái chết”.

Xác chết loã thể dưới đám lá khô và hiện trường kỳ lạ

Ngày 14 tháng 12 năm 1982, một ngày mùa đông lạnh lẽo, trên ngọn núi Hoam ở Seoul, Hàn Quốc, hai đứa trẻ hồn nhiên chơi đùa trong rừng, vui vẻ vốc lá khô ném vào nhau. Rất nhanh sau đó, tiếng cười trẻ thơ bị thay bằng tiếng thét kinh hoàng. Dưới những lớp lá khô lộ ra một cánh tay trắng nhợt.

Cảnh sát mau chóng xuất hiện phong toả hiện trường. Dọn dẹp đống lá khô, xác chết của một cô gái trẻ hoàn toàn được phơi bày. Nạn nhân được xác định là Kim Kyung-hee, 24 tuổi, nhân viên của một tiệm hớt tóc tại Seoul. 

Thời điểm tử vong khoảng 13 ngày trước. Nhờ thời tiết mùa đông lạnh giá mà xác chết loã thể của cô gái chưa bị hư hại nhiều. Hai tay nạn nhân bị trói chặt theo một tư thế khá kỳ lạ, phần thân dưới trần trụi nhưng không hề có dấu vết xâm hại tình dục. Bằng nghiệp vụ, cảnh sát xác định, cô bị trói sau khi chết. 

Xác chết loã thể trên núi Hoam

Khám nghiệm tử thi cũng khẳng định cô chết vì bị ngộ độc Xyanua và chết ngay tại địa điểm phát hiện thị thể. Điều kỳ lạ hơn, không có dấu vết của việc chống cự, cho thấy cô tự nguyện uống thuốc độc. 

Xyanua là một chất độc có mùi “hạnh nhân đắng”, được biết đến như một “sát thủ vô hình”. Một lượng xyanua 0,5g là đủ để kết liễu một người trưởng thành. Từng tế bào của nạn nhân bị giết chết vì không thể hấp thụ oxy, tổn thương tim, mạch, thần kinh, ngạt thở gây ra cảm giác vô cùng đau đớn và quằn quại.

Vậy cô gái trẻ này đi vào cánh rừng giữa mùa đông để làm gì? Hung thủ dùng cách gì để cô uống xyanua mà không chút cảnh giác rồi ra đi đầy thống khổ? Và vì sao hắn trói cô lại sau khi nạn nhân đã hoàn toàn tử vong? 

Phát hiện vô tình của hai đứa trẻ ngày hôm ấy cũng mở ra một trong những vụ án chấn động nhất ở Hàn Quốc vào thập niên 1980: Vụ án xác chết loã thể và tên thủ phạm biến thái với nhiều tình tiết khiến người ta lạnh gáy và phẫn nộ. 

Nghi phạm số 1: Chồng của nạn nhân

Bước đầu, cảnh sát nhận định chồng của nạn nhân Kim Kyung-hee, một người đàn ông họ Choi, là người có động cơ gây án lớn nhất. 

Choi và Kim kết hôn khi cô chỉ vừa bước sang tuổi 18 tại quê nhà Gyeongsang, sau đó nhanh chóng có 2 đứa con. Họ có 4 năm hôn nhân không hề êm đẹp. 

Choi, một người nông dân không có công việc ổn định không có niềm vui gì khác ngoài chè chén đến say mèm và trở về trút giận lên vợ. Trong căn nhà của họ nếu không phải là tiếng cãi vã, thì đó sẽ là những trận bạo hành từ Choi và tiếng khóc tức tưởi của Kim. 

Bối cảnh vụ án xác chết loã thể
Seoul năm 1982, sự đối lập giàu nghèo dữ dội

Năm 1980, Kim Kyung-hee bỏ lại chồng con để lên Seoul, mang theo hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thế nhưng, với trình độ học vấn chỉ đến lớp 5 và không có kỹ năng nghề nghiệp, cô mất vài tháng vật lộn mới tìm được việc làm tại một tiệm cắt tóc ở khu Guro-gu, một khu vực công nghiệp nhộn nhịp của Seoul. 

Tiệm cắt tóc nơi Kim làm việc nằm trong một con hẻm tối tăm, với những tấm rèm dày che kín cửa sổ và không gian mờ ảo, ám mùi thuốc lá. Khách hàng, chủ yếu là công nhân và tài xế xe tải, trả tiền không chỉ cho việc cắt tóc mà còn cho “dịch vụ đặc biệt” trong các phòng riêng.

Kim Kyung-hee, với ngoại hình dễ nhìn và tính cách nhẹ nhàng, nhanh chóng trở thành một trong những cô gái được yêu thích tại tiệm. Với một người cổ hủ và sĩ diện như Choi, việc phải đối mặt với những lời ra tiếng vào từ việc bị vợ bỏ rơi, tiếp đến là lời bàn tán về công việc đầy nhạy cảm của cô thì việc hắn có lý do để ra tay với vợ là điều dễ hiểu. 

Tuy nhiên, cảnh sát nhận thấy Choi có bằng chứng ngoại phạm vững chắc. Kẻ thủ ác trong vụ án xác chết loã thể này là một người khác. 

Từng bước xây dựng chân dung nghi phạm 

Đổi hướng điều tra, cảnh sát Hàn Quốc lần đầu tiên áp dụng phương pháp Phân tích tâm lý học tội phạm để suy ra đặc điểm tâm lý, hành vi, và xuất thân của tội phạm dựa trên manh mối tại hiện trường. Họ thực hiện các biện pháp như:

  • Phân tích hiện trường: Thi thể được trói sau khi chết và che phủ bằng lá cây, cho thấy hung thủ có kế hoạch tỉ mỉ và nhu cầu “kiểm soát” nạn nhân.
  • Nghiên cứu hành vi bất thường: Việc cởi quần áo mà không xâm hại tình dục và trói thi thể là dấu hiệu của một động cơ bệnh hoạn, có thể liên quan đến “nghi thức” cá nhân.
  • Xây dựng hồ sơ tâm lý: Hung thủ là một người đàn ông trung niên, có mối quan hệ cá nhân thân thiết với nạn nhân, thông minh, tự cao, và có sở thích liên quan đến nghệ thuật.
  • Thu thập thông tin xã hội: Phỏng vấn đồng nghiệp và khách hàng tại tiệm cắt tóc, cảnh sát xác định các mối quan hệ của Kim. 

Phương pháp này giúp khoanh vùng đối tượng và dự đoán hung thủ sẽ đưa ra các câu chuyện ngụy tạo – điều thực sự đã xảy ra khi hắn bị triệu tập.

Xác chết loã thể
Khuôn mặt đau đớn, ngạt thở của nạn nhân khi trúng độc Xyanua, hiện trường phát hiện xác cũng là hiện trường đầu tiên của vụ án

Hung thủ lộ diện

Sau một loạt bước điều tra, cảnh sát đã xác định hung thủ của vụ án xác chết loã thể núi Hoam là Lee Dong-sik, 42 tuổi, có quan hệ tình cảm với nạn nhân Kim Kyung-hee. Với vẻ ngoài thư sinh, mái tóc dài đượm nét nghệ sĩ, cùng với sự sành sỏi của một người đàn ông trung niên, không khó để Lee đưa Kim vào lưới tình và một chiếc bẫy chết người được giăng kín kẽ. 

Lee lớn lên trong nghèo khó ở Seoul, hắn chỉ học hết tiểu học trước khi bỏ học, sống lay lắt bằng nghề nhặt rác. Với 4 tiền án trộm cắp, Lee là kẻ quen thuộc với nhà tù, nhưng hắn khao khát được công nhận. 

Xác chết loã thể 4
Tên Lee Dong-sik và người vợ (đã mất tích khoảng 9 năm) – Nhiều nguồn tin cho rằng vụ mất tích của người vợ do chính Lee Dong-sik gây ra

Trong những năm 1970, hắn ra tù và kiếm kế sinh nhai bằng nghề sửa ống nước. Và rồi, hắn tìm thấy lối thoát qua nhiếp ảnh, giành giải bạc trong một cuộc thi với tác phẩm “Con gà sắp chết”. Với máy ảnh Nikon FE đắt tiền, Lee tự xây dựng hình ảnh một “nghệ sĩ” tài năng.

Xác chết loã thể 2
Chân dung “nghệ sĩ” của nghi phạm Lee Dong-sik khi bị bắt

Nhưng đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng, Lee là một con quái vật. Hắn bị ám ảnh bởi ý tưởng ghi lại “vẻ đẹp của cái chết”, một tư tưởng bệnh hoạn khiến hắn không còn coi mạng sống con người là thiêng liêng. 

Những người từng tiếp xúc mô tả Lee là kẻ tự cao, luôn khoe khoang về “tầm nhìn nghệ thuật”, nhưng cũng đầy bất ổn, dễ nổi giận khi bị nghi ngờ. Hắn thường xuyên đọc tạp chí khiêu dâm Nhật Bản, bị cuốn hút bởi những bức ảnh khỏa thân mang tính nghi thức, điều này ảnh hưởng sâu sắc đến cách hắn thực hiện tội ác trong vụ án xác chết loã thể.

Cái bẫy chết người trên núi Hoam và thủ đoạn tàn độc của gã người tình

Những tổn thương trong cuộc hôn nhân, mặc cảm vì công việc và sự cô đơn nơi thành phố lớn khiến Kim Kyung-hee dễ dàng rung động trước sự quan tâm và lịch thiệp của người tình lớn tuổi. 

Về phía Lee Dong-sik, tìm được cô gái dịu dàng với đôi mắt to tròn, vẻ ngoài giản dị nhưng thanh tú như Kim không chỉ khiến hắn thấy được niềm vui thích của ái tình. Những ham muốn đen tối luôn ám ảnh hắn cũng trỗi dậy. Không còn hài lòng với việc ghi lại cái chết của những con vật, hắn muốn tác phẩm tiếp theo sẽ là “vẻ đẹp của tử thi”. 

Lee, kẻ biết rõ mong muốn đổi đời của Kim đã đề nghị cô làm người mẫu khoả thân cho bộ ảnh dự thi của mình. Hắn hứa hẹn sẽ chia đôi giải thưởng cho cô. Kim hoàn toàn tin tưởng người tình và chọn mặc một bộ váy đẹp, theo chân Kim lên núi Hoam. 

Xác chết loã thể 3
Một cuộc thi nhiếp ảnh năm 1981

Làm thợ sửa ống nước, Lee dễ dàng có được nguồn xyanua công nghiệp. Hắn tính toán kế hoạch, sau đó bỏ chất độc vào một viên nang để kéo dài thời gian độc phát, nhờ đó có thể ghi lại càng nhiều hình ảnh của nạn nhân trong cơn hấp hối càng tốt. 

Lee nói với Kim rằng viên nang là thuốc phòng ngừa cảm lạnh, thuyết phục cô uống để không bị bệnh do khoả thân giữa trời mùa đông. Khi chất độc tan ra, Kim đau đớn quằn quại, nhưng Lee chỉ đứng đó “thưởng thức”, chụp một mạch 21 bức ảnh ghi lại từng bước đi đến cái chết của cô. Hắn cởi quần áo cô, trói thi thể như một “tác phẩm”, rồi phủ lá cây lên xác chết loã thể để che giấu tội ác.

Xác chết loã thể 5
Hình ảnh nạn nhân trên một trang báo Hàn Quốc, có thể thấy các bước từ khi trúng độc đến khi cô qua đời trong mỗi khung ảnh

21 tấm ảnh bệnh hoạn tố cáo kẻ thủ ác

Khi bị triệu tập, Lee thừa nhận mình là nhiếp ảnh gia và giao nộp một số bộ ảnh. Rất nhiều trong số chúng ghi lại hình ảnh phụ nữ khoả thân, thể hiện đam mê của Lee với việc chụp ảnh cơ thể trần trụi của phụ nữ. Tuy nhiên, không có hình ảnh nào của Kim. 

Xác chết loã thể 6
Bộ sưu tập ảnh khoả thân từ Lee Dong-sik

Điều này làm dấy lên nghi ngờ của cơ quan điều tra. Cảnh sát tiến hành kiểm tra nơi làm việc và nhà của Lee. Họ tìm ra một khoảng tường rỗng và nhanh chóng phát hiện 21 bức ảnh giấu trong lớp lót tường phòng ngủ. Trong bộ ảnh này lột tả chi tiết toàn bộ quá trình Kim đau đớn, giãy giụa từ lúc bắt đầu trúng độc đến khi chết. 

Lee không nhận mình sát hại Kim mà khai rằng, hắn tình cờ thấy xác của Kim và vì tò mò nên chụp lại ảnh. Vụ án thiếu chứng cứ thuyết phục nên rơi vào bế tắc. 

Xác chết loã thể 7
Lee Dong-sik liên tục thay đổi lời khai và phủ nhận giết hại Kim Kyung-hee

Sau đó, cảnh sát nhờ đến sự trợ giúp của hàng loạt nhiếp ảnh và các chuyên gia. Dựa theo tư vấn của các chuyên gia pháp y kỳ cựu, họ quyết định phóng to các bức ảnh để kiểm tra tình trạng bên ngoài cơ thể của nạn nhân. Kết quả cho thấy, cô gái còn sống khi Lee bắt đầu thực hiện bộ ảnh của mình. 

Trước bằng chứng không thể chối cãi, Lee thú nhận mình chính là thủ phạm sát hại Kim, nhưng hắn vẫn ngoan cố “Tôi làm vậy vì nghệ thuật!”

Xác chết loã thể 8
Vật chứng thu giữ tại nhà Lee Dong-sik bao gồm hình ảnh, thuốc độc và dây trói

Án tử hình và hàng loạt câu hỏi còn bỏ ngỏ

Vụ án xác chết loã thể nhanh chóng được kết lại. Hung thủ Lee Dong-sik bị kết án tử hình. Sau nhiều lần kháng cáo không thành công, hắn bị hành quyết vào ngày 27/5/1986 tại một nhà tù ở Seoul. 

Tên sát nhân trong vụ án xác chết loã thể nhanh chóng trở thành hiện tượng gây sốc và phẫn nộ trên báo chí Hàn Quốc lẫn Nhật Bản. Truyền thông Nhật gọi hắn là “nhiếp ảnh gia tử thần” và lên án hành vi giết người đội lốt “làm nghệ thuật”. 

Nhiều nguồn tin cho biết, đội điều tra đã thu được nhiều bộ ảnh chụp phụ nữ khoả thân kèm một cuốn nhật ký tội ác của Lee. Họ tìm thấy mối liên hệ giữa Lee và ít nhất 20 vụ mất tích, nghi ngờ hắn có thể đã giết hại đến 22 người, bao gồm người vợ cũ đã biến mất một cách bí ẩn vài năm trước khi xảy ra vụ án xác chết loã thể ở núi Hoam.  

Xác chết loã thể 9
Tên tội phạm đang khai nhận tội trạng

Đáng tiếc, vụ án xảy ra khi Hàn Quốc được đặt dưới chế độ quân sự của tổng thống Chun Doo-hwan. Nhà cầm quyền kiểm soát gắt gao tự do ngôn luận, cấm đoán bất kỳ thông tin nào có thể làm xấu hình ảnh quốc gia. Đây là thời kỳ Hàn Quốc đang chuyển mình từ một đất nước lạc hậu sang vai trò của một cường quốc kinh tế. 

Lo ngại vụ án này liên quan đến những yếu tố khiêu dâm ngoại lai, có thể làm méo mó đi hình ảnh quốc gia hiện đại mà chính quyền đang nỗ lực quảng bá, tên tội phạm đã nhanh chóng bị kết án trước khi có thể điều tra sâu hơn về những chứng cứ kể trên. 

Điều này dẫn đến việc nhiều câu hỏi bị bỏ ngỏ, như liệu Lee có phải là một kẻ giết người hàng loạt hay không, và tại sao các bằng chứng bổ sung không được điều tra kỹ lưỡng. Dù tên tội phạm đội lốt nhiếp ảnh gia đã phải nhận mức án cao nhất cho vụ xác chết loã thể, nhưng sẽ thật đáng tiếc nếu để lọt lưới những tội lỗi khác của hắn. 

Những phiên toà đầy tranh cãi, những tên thủ phạm lập dị, những vụ án chấn động và những cuộc điều tra gay cấn, tất cả đang chờ bạn tại TinhayVIP, đừng quên theo dõi nhé.

spot_img
TIN HOT 🔥
Tin mới cập nhật
WordPress Ads