Vụ việc mẹ đơn thân bán con để donate cho streamer gây chấn động xã hội. Liệu nghiện donate đang trở thành một căn bệnh tâm lý nguy hiểm trong thời đại livestream?
Bi kịch của Hoàng Mưu Mưu do “nghiện donate”
Mới đây, một vụ việc chấn động tại Trung Quốc đã hé lộ hậu quả nghiêm trọng của “nghiện donate” trong thời đại livestream.
Cụ thể, Hoàng Mưu Mưu (sinh năm 1999, tại Phúc Kiến) là bà mẹ đơn thân, từng dành hàng giờ mỗi ngày để theo dõi các buổi phát trực tiếp và liên tục gửi quà ảo cho các streamer yêu thích. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, cô đã chi tổng cộng 200.000 nhân dân tệ (khoảng 700 triệu VNĐ) cho hoạt động donate, một con số vượt xa khả năng tài chính của cô.
Quá trình điều tra của cảnh sát bắt đầu khi xuất hiện dấu hiệu bất thường trong thu chi và các giao dịch trực tuyến. Trong lúc khám xét, lực lượng chức năng phát hiện hàng loạt tin nhắn trao đổi, qua đó hé lộ kế hoạch bán con ruột để lấy tiền donate. Tháng 3/2023, Mưu Mưu bị khởi tố về tội lừa đảo và buôn bán trẻ em.
Tại phiên tòa xét xử, cô thừa nhận đã rao bán hai đứa con với mức giá 38.000 nhân dân tệ mỗi đứa (tương đương gần 130 triệu VNĐ) cho những đối tượng không rõ danh tính. Cuối cùng, tòa án tuyên phạt Mưu Mưu 5 năm 2 tháng tù giam với hành vi vi phạm nhân quyền và đạo đức.
Về phía các em nhỏ, dù đã được cơ quan chức năng giải cứu kịp thời, nhưng hậu quả để lại không chỉ là tổn thương thể xác mà còn là vết thương tinh thần khó lành. Việc bị chính người mẹ ruột “trao bán” khiến các em chịu cú sốc tâm lý sâu sắc, tiềm ẩn nguy cơ trầm cảm, lo âu và mất niềm tin vào mối quan hệ gia đình.
Cảnh báo về xu hướng nguy hiểm “nghiện donate”
Sự phát triển thần tốc của nền tảng livestream đã mở ra cơ hội tương tác chưa từng có. Với tính năng pop‑up tên người donator và lời cảm ơn trực tiếp từ streamer, hành động này đem lại cảm giác “được thấy” và “được trân trọng” tức thì.
Theo các chuyên gia tâm lý, nghiện donate có thể coi là một dạng thức rối loạn hành vi liên quan đến cờ bạc. Người mắc phải thường trải qua chu kỳ: hào hứng khi donate lần đầu, rồi cảm thấy trống rỗng, thúc đẩy họ tăng dần mức đóng góp để tìm lại cảm giác. Khi rơi vào giai đoạn nghiêm trọng, họ sẵn sàng hy sinh trách nhiệm hay thậm chí vi phạm pháp luật.
Vụ việc Hoàng Mưu Mưu gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho cả cộng đồng livestream, và để ngăn chặn “nghiện donate” trước khi quá muộn thì cần có nỗ lực đồng bộ từ gia đình, xã hội và cơ quan quản lý.
Hãy truy cập TinhayVIP.com mỗi ngày để đón đọc thêm thông tin mới nhé!