Cyberpunk 2077 là một trong những tựa game nổi bật nhất 2020 và cũng là cái tên được mong chờ nhất lịch sử trước khi ra mắt. Đạt vô số giải thường nhưng đi kèm không ít tai tiếng, siêu phẩm này thật sự là nỗi thất vọng của làng game. Qua bài viết sau đây cùng TinhayVIP.com tìm hiểu tại sao một siêu phẩm sau cùng lại có kết cục như vậy.
Cái nhìn tổng quan về tựa game Cyberpunk 2077
Cyberpunk 2077 là trò chơi thuộc thể loại hành động nhập vai ra mắt năm 2020 do CD Projekt phát triển và phát hành. Cốt truyện của game diễn ra tại thành phố Night City, tại đây bạn sẽ được nhập vai vào góc nhìn thứ nhất của một người lính đánh thuê tên V.
Game được phát triển trên nền tảng REDengine 4 với sự tham gia của khoảng 500 người. Trong đó Cyberpunk Mike Pond Smith đóng vai trò cố vấn, và nam diễn viên Keanu Reeves thủ vai một nhân vật chính trong cốt truyện. Game được phát hành trên hầu hết toàn bộ nền tảng bao gồm: Microsoft Windows, PlayStation 4, Stadia và Xbox One, PlayStation 5 và Xbox Series X/S.
Cốt truyện của Cyberpunk 2077
Thành phố Night City là một siêu đô thị ở tiểu bang tự trị North California, Mỹ – mang phong cách kiểu mẫu cho hình ảnh Cyberpunk với màn đêm tràn ngập ánh đèn Neon và sự phân hóa rõ rệt. Night City nằm dưới sự kiểm soát của các tập đoàn và nằm ngoài vòng luật pháp quốc gia lẫn tiểu bang, hiển nhiên nơi đây khá hỗn tạp và vô cùng rối loạn. Tệ nạn khắp mọi nơi, chiến tranh băng đảng liên miên là điều thường thấy tại đây.
Tuy loạn lạc là thế nhưng thành phố phát triển cực mạnh về công nghệ. Night City dựa vào máy móc tự động để làm mọi thứ và ngay cả thay thế bộ phận con người. Cấy ghép máy móc và các bộ phận cơ thể nhiều đến mức người vô gia cư vẫn có thể thực hiện được.
Bạn sẽ được hóa thân vào nhân vật chính tên V, một lính đánh thuê chuyên nghiệp. Trong một lần làm nhiệm vụ anh bị tấn công và không may có thêm một ý thức khác là Johnny Silverhand do Keanu Reeves thủ vai. Johnny Silverhand luôn muốn chiếm lấy ý thức của V, sau nhiều lần đấu tranh bất thành 2 nhân cách này đã hòa thuận được với nhau.
Sau đó V cùng Johnny Silverhand đi tìm hiểu nguyên nhân mình bị tấn công và câu chuyện mà Johnny đã trải qua, tiêu diệt kẻ thù, giải thoát cho bản thân. Từ đó phát hiện không ít sự thật động trời về thành phố Night City.
Từ màn PR hoành tráng trước khi phát hành
Nếu hỏi trước năm 2020 tựa game nào thành công và được mong chờ nhất thì Cyberpunk 2077 chính là cái tên ấy. Nhận hơn 100 giải thưởng tại E3 2018, bao gồm:
Giải thưởng của IGN
- Trò chơi xuất sắc nhất.
- Trò chơi Xbox One xuất sắc nhất.
- Trò chơi PC xuất sắc nhất.
- Trò chơi nhập vai xuất sắc nhất.
Sự kiện của Game Informer
- Trò chơi được yêu thích nhất.
- Trò chơi nhập vai xuất sắc nhất.
- Trò chơi xuất sắc nhất.
Sự kiện E3 của PC Gamer
- Trò chơi xuất sắc nhất.
Sự kiện GamesRadar
- Trò chơi xuất sắc nhất.
Đạt từng ấy giải thưởng ngay cả khi game chỉ mới tung ra 2 trailer, thật sự đây là thành công ngoài mức mong đợi và chắc hẳn chưa từng có một tựa game nào trong lịch sử thế giới có được. Tuy nhiên hy vọng càng cao thì thất vọng càng nhiều, Cyberpunk 2077 đã thật sự trở thành minh chứng cho câu nói này.
Đến sự sụp đổ hoàn toàn sau khi ra mắt
Sau hàng loạt giải thưởng, với 8 năm chờ đợi và không ít lần trì hoãn, cuối cùng game cũng được ra mắt. Và tất nhiên ngày đầu ra mắt của game cũng lập kỷ lục với hơn 1 triệu người theo dõi trên Twitch.
Game cũng đạt doanh số cực khủng 8 triệu đơn đặt hàng trên tất cả mọi nền tảng, nhiều hơn so với The Witcher 3: Wild Hunt, trở thành trò chơi bán chạy nhất trên Steam tại Trung Quốc. Và còn rất rất nhiều thông số cho thấy sự thành công của game trên toàn thế giới. Ủa vậy game có gì đâu mà sụp đổ, quá thành công cơ mà? Vâng, đó chỉ là khi người chơi chưa bắt đầu chơi game thôi.
Chỉ sau vài ngày ra mắt, game tuy được đánh giá rất cao bởi giới phê bình nhưng lại bị chê thậm tệ bởi game thủ và nhất là với những người sử dụng nền tảng PS4. Cụ thể phiên bản PS4 game chỉ sở hữu 57 điểm Metascore và 3.6 điểm User Score trên Metacritic.
Điều này là bởi Cyberpunk gặp quá nhiều lỗi. Lỗi game nhiều đến mức đi đâu, làm gì cũng gặp phải lỗi. Tình trạng đang đi và chui xuống lòng đất (theo đúng nghĩa đen) không phải là hiếm, cùng vô số lỗi khác.
Một số lỗi thường gặp trên game Cyberpunk 2077
- Trang bị biến mất khi bạn bật trang thiết lập nhân vật.
- Quần, áo trên người các NPC biến mất.
- Chỉ số nhân vật đều hiển thị số 0.
- Trang bị có thể thu thập “bay” thẳng lên trời và đa phần là mất luôn.
- Nhân vật di chuyển xuyên vật thể, xuyên bản đồ.
- Âm thanh sai đối tượng.
- Nhân vật sẽ tạo các tư thế “lạ” lúc đang ngồi trên xe.
- Nhân vật lặp lại hoặc phát ra nhiều câu thoại cùng lúc.
- Giọng nói nhân vật chính thay đổi bất chợt.
- Nhép môi không khớp.
- Cuối game rồi mà còn gặp lỗi đồ họa nữa cơ.
- Kẻ địch di chuyển xuyên tường.
- Người chơi bị mắc kẹt.
- Không thể mở cửa để đi trong nhiệm vụ chính.
- Không thể tương tác một số vật thể.
- Kẻ địch bị giết nhưng vẫn có thể thông báo cho đồng bọn.
- Địch xuất hiện bất thình lình.
- Trùm trong game bị đứng hình.
- Lỗi hiệu năng của game khiến PC khó có thể đáp ứng được gây giật lag.
- …
Đây chỉ là một số lỗi game thôi đấy, tất nhiên game nào làm ra cũng có lỗi nhưng lỗi nhiều đến mức đi đâu cũng gặp thì chỉ duy nhất có ở Cyber Bug mà thôi. Tất nhiên chúng gây ra không ít khó chịu và bị lên án bởi game thủ toàn thế giới.
Hậu quả CD Projekt phải gánh chịu
Tất nhiên quá nhiều lỗi với biết bao kỳ vọng, 8 năm chờ đợi cùng khoản phí phải trả cho game thì chẳng ai chấp nhận cả. Sau khi bị chỉ trích quá nhiều và đạt số điểm thấp kỷ lục CD Projekt đã phải hoàn lại tiền cho người dùng trên PS4 và Xbox One. Điều này khiến mọi kỷ lục doanh số tiêu tan trong một nốt nhạc, thay vào đó là sự chỉ trích thậm tệ.
Không dừng lại ở đó cổ phiếu ký quỹ của CD Projekt SA tại Mỹ đã sụt giảm 25% chỉ trong 3 ngày sau ra mắt, và tiếp tục giảm 16% sau khi Sony gỡ bỏ tựa game này khỏi PlayStation Store khiến các nhà đầu tư thua lỗ không nhỏ. Và tất nhiên các nhà đầu tư không để CD Projekt được yên, hiện tại họ đang bị chính nhà đầu tư của mình là Sony và Microsoft kiện vì gây lỗ cũng như làm mất uy tín với người chơi.
CD Projekt cái tên tạo ra không ít siêu phẩm trong đó có The Witcher 3: Wild Hunt (Game of the Year 2015) nhưng với Cyberpunk 2077 thì đúng là nỗi thất vọng quá lớn. Và có thể từ nay trở về sau chẳng ai dám kỳ vọng vào một tựa game quá nhiều để rồi lặp lại câu chuyện của Cyper Bug.
Có thể bạn quan tâm: